MỘT SỐ NÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM PHONG HÓA ĐÁ SIÊU MAFIC KHỐI HÀ TRÌ (CAO BẰNG) VÀ SỰ TẬP TRUNG NIKEN
PDF Download: 10 View: 7

Tóm tắt

Khối xâm nhập siêu mafic Hà Trì là một phần của phức hệ Cao Bằng nằm trong miền kiến tạo Sông Hiến, khu vực Đông Bắc Việt Nam. Quá trình phong hóa nhiệt đới ẩm các đá siêu mafic khối Hà Trì đã hình thành mặt cắt laterit điển hình gồm 2 đới chính: saprolit ở dưới và limonit phía trên, trong đó tại mỗi độ sâu khác nhau có tổ hợp khoáng vật cũng như thành phần nguyên tố đặc trưng. Đới limonit đặc trưng bởi sự rửa lũa mạnh của các nguyên tố (Si, Mg, Ca, Na, K) chỉ có sự tập trung của (Al, Co, Mn) và đặc biệt là Fe với hệ số làm giàu lên đến 224,52% tại phần trên cùng, nơi các khoáng vật giàu sắt (goethit, hematit) chiếm ưu thế. Xuống đới saprolit, Ni cho thấy sự tập trung đáng kể với hệ số làm giàu cực đại lên đến 784.30% tại khu vực xuất hiện các khoáng vật nickel biểu sinh quan trọng nhóm garnierit; các nguyên tố khác như Co, Mn, Fe có xu hướng làm giàu tuy nhiên không đáng kể so với đá gốc. Cơ chế làm giàu niken trong saprolit là do chúng bị rửa lũa khỏi geothit trong limonit, nơi chúng được tập trung đầu tiên cùng với coban và mangan và sau đó di chuyển xuống phần dưới của mặt cắt, tại đây Ni2+ thay thế cho Mg2+ trong cấu trúc của serpentin do bán kính ion tương đồng sau đó kết tủa dưới dạng các silicat lớp Ni-Mg ngậm nước (garnierit). Sử dụng các chỉ số địa hóa (S/SAF = 0,25-0,71 và UMIA = 17-80) cùng biểu đồ S-A-F (SiO2-Al2O3-Fe2O3) chỉ ra rằng mặt cắt phong hóa khu vực khối Hà Trì đã trải qua một quá trình laterit hóa chỉ ở mức độ yếu đến trung bình

Đã xuất bản 2020-09-10
Toàn văn
PDF Download: 10 View: 7
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 373-374 (2020)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa phong hóa đá siêu mafic, niken biểu sinh, garnierit, Hà Trì (Cao Bằng) weathering of ultramafic rocks, nickel laterite, garnierite, Hà Trị (Cao Bằng)