Tóm tắt
Phần đất liền Nam Việt Nam, kéo dài từ Tây Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng đến Cà Mau có thể chia thành ba đơn vị kiến tạo chính: (1) Địa khu biến chất cao đa kỳ Kon Tum phân bố ở Trung Trung Bộ được cấu tạo bởi phần lõi là khối craton Paleoproterozoi-Mesoproterozoi Ngọc Linh - Kan Nắck, còn phần rìa là các đai tạo núi tuổi Caledon sớm Hiệp Đức - Sa Thày và Caledon muộn Ea Kar - Ea Drăng. Trên địa khu biến chất cao Kon Tum có sự phát triển mạnh mẽ của các tổ hợp thạch - kiến tạo đa dạng sau Caledon bị biến dạng đa kỳ; (2) Đai tạo núi Sre Pok - Tây Nam bộ phận bố chủ yếu ở phần phía tây các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nam bộ. Đây là một phần của phần phía tây nam địa khu Indochina. Khu vực này đã từng trải qua các bối cảnh kiến tạo khác biệt trong đó là một bộ phận của rìa lục địa căng dãn trong Carbon muộn-Permi và sau đó trải qua chế độ tạo núi tạo núi Indosinia do sự va chạm của rìa lục địa này với mảng Sibumasu trong Trias; (3) Đai tạo núi Yanshan sớm Đà Lạt gồm diện tích các tỉnh Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Hoạt động tạo núi của đới này xảy ra trong Jura muộn-Creta sớm khi rìa phía đông của địa khu Đông Dưong va chạm với vi địa khối Trường Sa - Luconia. Ngoài ra, ở phần lãnh thổ đất liền Nam Việt Nam còn có các đơn vị kiến tạo chồng gối quan trọng là: 1) Cung magma rìa lục địa căng dãn Mesozoi muộn Nam Việt Nam, 2) Tỉnh magma basalt khuếch tán Kainozoi muộn Tây Nguyên và 3) Bồn căng dãn Kainozoi muộn Châu thổ sông Mekong.
I. MỞ ĐẦU