ĐẶC TRƯNG HOẠT ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
PDF Download: 4 View: 4

Tóm tắt

Nội dung chính của bài báo này là xác định: quy luật biểu hiện hoạt động, nguồn phát sinh và đánh giá động đất cực đại (Mmax) khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đặc trưng hoạt động động đất biểu hiện qua các giá trị sau: độ dốc đồ thị lặp lại b = 0,67 và a = 1,91; động đất cực tiểu đại diện, Mmin = 2,6; bề dày tầng hoạt động khoảng 16 km (từ độ sâu 2km đến độ sâu 18 km). Tồn tại 8 vùng nguồn có nguy cơ phát sinh động đất cấp độ mạnh trên 5,0 (M≥5,0), bao gồm: 1) Tánh Linh; 2) Thuận Hải - Minh Hải; 3) Bắc Cửu Long; 4) Cửu Long; 5) Nam Cửu Long; 6) Đông Phú Qúy; 7) Cảnh Dương; và 8) Sông Sài Gòn. Động đất cực đại (Mmax) xác định theo các phương pháp khác nhau có giá trị tương ứng: a) Bài toán mạng nơron nhân tạo, Mmax=5,5; b) Trên cơ sở tiếp cận hàm Gumbel loại I cải tiến, Mmax = 5,47; c) Trên cơ sở quan hệ Tần số - Cấp độ mạnh, Mmax = 5,9. Động đất mạnh nhất có thể xảy ra tại nguồn Thuận Hải – Minh Hải (Mmax = 6,0). Các nguồn còn lại có giá trị cực đại động đất đạt 5,0 ÷ 5,5.

Đã xuất bản 2020-11-15
Toàn văn
PDF Download: 4 View: 4
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 373-374 (2020)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa nguồn phát sinh động đất, tính địa chấn, động đất cực đại, Nam Trung Bộ seismic sources, seismic activity, maximum earthquake, South Central Region