Tóm tắt
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả bàn luận về nội dung thành lập bản đồ địa động lực hiện đại và ví dụ thành lập sơ đồ địa động lực ven biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
1/ Khu vực ven biển Việt Nam có vỏ Trái đất nằm trong trạng thái cân bằng và trạng thái nén ép: B-ĐB (5-100), chuyển dần sang phương kinh tuyến từ Móng Cái đến Nghệ-Tĩnh; B-TB chuyển dần sang á vĩ tuyến từ Quảng Bình tới Đà Nẵng; á vĩ tuyến (T-TB) chuyển sang vĩ tuyến từ Quảng Ngãi đến Phú Yên; B-TB (20-300) xuống N-ĐN tại vùng ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Kiên Giang - Cà Mau.
2/ Động đất mạnh nhất có thể xảy ra dọc dải ven biển Việt Nam có chấn cấp tối đa nằm trong giới hạn 6,5 đến 7,5 độ Richter, trong đó: Mmax = 7,0-7,5 độ Richter tại hầu hết các vùng nguồn trong vùng nghiên cứu. Các vùng nguồn Ba Tơ - Củng Sơn, Biên Hòa - Tuy Hòa, Đông Côn Sơn, Phú Quý - Cảnh Dương, Hòn Chuối và Cà Mau có khả năng xảy ra động đất với giá trị M cực đại nằm trong giới hạn tối đa 6,5-7,0 độ Richter; vùng nguồn Nha Trang có nguy cơ động đất mạnh nhất không vượt quá 6,5 độ Richter.
3/ Vào thời kỳ hiện đại, các hoạt động nội động lực vẫn còn tiếp tục diễn ra với quy mô khác nhau như biểu hiện của dòng nhiệt, của hoạt động núi lửa, hoạt động động đất và những chuyển động kiến tạo. Chúng có xu hướng tập trung vào các đới ranh giới kiến tạo - địa động lực cơ bản của khu vực.