“HỆ TẦNG NẬM MẶN” VÀ CÁC ĐỊA TẦNG TƯƠNG ĐỒNG TRONG HỆ TẦNG SUỐI BÀNG Ở TÂY BẮC BỘ
PDF Download: 0 View: 0

Tóm tắt

“Hệ tầng Nậm Mặn” được xác lập năm 2001 bởi các tác giả Bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản nhóm tờ Mường Tè tỷ lệ 50.000 do Lê Hùng làm chủ biên. Theo các tác giả này,“hệ tầng Nậm Mặn” phủ trực tiếp trên granit Paleozoi muộn và nằm chuyển tiếp dưới hệ tầng Suối Bàng (Tn-r sb). Trong hệ tầng đã phát hiện được hóa thạch Hai mảnh vỏ Carni và Nori, nên tuổi hệ tầng được định là Carni muộn - Nori.

   Nhóm tác giả bài báo “Tài liệu mới về hệ tầng Nậm Mặn vùng Mường Tè” [2] có tổ chức khảo sát thêm ở mặt cắt chuẩn của hệ tầng vào tháng 3 và 4/2011, đã thu thập được hai tập hợp hóa thạch: tập hợp San hô có tuổi Carni muộn, và tập hợp Hai mảnh vỏ có tuổi Nori. Kết quả đợt khảo sát này xác nhận là ở đây có những trầm tích lục nguyên carbonat hiện được mô tả ở “hệ tầng Nậm Mặn” [5, 6]; đó chính là phần dưới của hệ tầng chứa than Suối Bàng [4].

 Trong bài này, sau khi đã xem xét các mặt cắt hệ tầng Suối Bàng, các tác giả thấy rằng:

1/ Mặt cắt của “hệ tầng Nậm Mặn” tương đồng với phần thấp nhất của hệ tầng Suối Bàng trên toàn Tây Bắc Bộ.

2/ Tài liệu liên quan hiện có trên toàn Tây Bắc Bộ đã cho phép minh định:

  - “Hệ tầng Nậm Mặn” và phần thấp nhất của hệ tầng Suối Bàng có tuổi trẻ nhất cũng phải là Nori sớm. Hệ tầng Suối Bàng bắt đầu hình thành vào khoảng tuổi này, không loại trừ khả năng vào Carni muộn, rất muộn.

 - Gíán đoạn địa tầng giữa hệ tầng Suối Bàng với các trầm tích cổ hơn, phải xảy ra vào Carni muộn, hoặc giữa Carni muộn và Nori sớm.

Đã xuất bản 2013-02-01
Toàn văn
PDF Download: 0 View: 0
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 333 (2013)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa