KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÙN THẢI MỎ THAN BÌNH MINH VÀ KHE CHÀM TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG
PDF Download: 7 View: 15

Tóm tắt

Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu về địa hóa môi trường và khả năng sử dụng bùn thải mỏ than Bình Minh và Khe Chàm (ký hiệu là BT5 và BT8) trong việc xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng. Thành phần (hoá học) chính của hai mẫu bùn thải mỏ than là Al2O3, Fe2O3 và SiO2, với tổng khối lượng chiếm tới 60-70%, trong đó Al2O3 là thành phần chính của các khoáng vật montmorilonit, illit và kaolinit, Fe2O3 là thành phần chính của goethit, đây là các khoáng vật có ích cho quá trình hấp phụ kim loại nặng. Khả năng hấp phụ Cu, Pb, Zn và Cd của các mẫu bùn thải mỏ than BT5 và BT8 khá tốt với tỷ lệ khối lượng mẫu bùn thải mỏ than trong 1l dung dịch là 10 g/l, đạt tới các giá trị lần lượt là (40,52 %, 97,52 %, 20,97 %, 18,54 %) và (98,18 %, 98,36 %, 50,89 % và 63,6 %). Dung lượng hấp phụ Cu, Pb, Zn và Cd theo khảo sát đạt tới các giá trị lần lượt là (919,5 mg/kg, 31736 mg/kg, 211,4 mg/kg, 3929 mg/kg) và (6.593 mg/kg, 32.876 mg/kg, 665 mg/kg và 5.245 mg/kg). Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy khả năng chế tạo vật liệu hấp phụ trong xử lý nước thải ô nhiễm kim loại nặng từ bùn thải mỏ than là rất tốt.

Đã xuất bản 2014-01-10
Toàn văn
PDF Download: 7 View: 15
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 340 (2014)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa