Tóm tắt
Bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển có vai trò quan trọng đổi với sự phát triển bền vững của Việt Nam. Các tai biển địa hóa trong vùng biển Việt Nam có thể chia làm bốn loại là sự tăng cao hàm lượng dầu, kim loại nặng, các chất hữu cơ khó phân hủy (POPs) trong môi trường biển và nhiễm mặn ở vùng ven biển. Dầu đặc biệt cao tại các khu vực trọng điểm như vịnh Hạ Long, của Lục. Vũng Tàu, Phú Quốc và đã vượt quy chuẩn kĩ thuật quốc gia của Việt Nam. Các kim loại nặng có xu thế tập trung cao trong môi trường biển ở khu vực gần bờ, đặc biệt là trước các cửa sông lớn, các đầm phá ven biển và các vùng vịnh. Các chất POPs có mặt với hàm lượng cao trong trầm tích ven bờ ở miền Bắc, trong các đầm phá ven biển miền Trung và vùng biển trước các cửa sông Mê Kông. Tại biển nhiễm mặn nước mặt xảy ra chủ yếu ở các cửa sông vào mùa khô do sự suy giảm lưu lượng của các sông, đặc biệt nghiêm trọng đối với các cửa sông vùng duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Ciru Long. Nhiễm mặn nước ngầm xảy ra tại vừng ven biển Nam Trang Bộ dẫn đến quả trình muổi hỏa thổ nhưỡng. Nhiễm mặn đất canh tác còn xảy ra do nước biển dâng cao trong bão tràn vào ruộng đồng. Quy mô phân bổ, cường độ và xu thể của các tai biển địa hóa này ngày càng tăng do tăng cường các hoạt động nhân sinh trên đất liền, khai thác tài nguyên, khoảng sản và hoạt động hàng hải trên biển. Để giảm nhẹ ô nhiễm môi trường biển cần xây dựng và thực hiện các chương trình giảm sát, quản lý môi trường cả trên đất liền và trên biển.