Tóm tắt
Đường bờ cổ và ranh giới chéo của các miền hệ thống trầm tích trong Pleistocen muộn-Holocen có mối quan hệ nhân quả với sự thay đổi mực nước biển toàn cầu. Trong khu vực lãnh thổ Bắc Bộ quan hệ giữa tướng trầm tích Pleistocen muộn-Holocen và sự thay đổi mực nước biển được thể hiện qua sự phản bố các dãy cộng sinh tướng theo 3 miền hệ thống: 1) Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST) được đặc trưng bởi 4 đường bờ cổ và một dây cộng sinh tướng: cuội tảng deluvi, cuội sạn proluvi, cát bột aluvi và cát bột sét châu thổ biển thoải (dr. pr. ar, amrLST). Dây cộng sinh tưởng này nằm phủ trên bề mặt bào mòn của trầm tích Pleistocen muộn, phần sớm thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc kéo dài từ 50000-20000 năm BP; 2) Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST) được đặc trưng bởi 4 đường bờ có và một dây cộng sinh tướng từ biển vào đất liền: tướng cát bàn cửa sông, cát bột aluvi, sét đầm lầy ven biển, sét xảm xanh vùng vịnh biển tiến (amt, ambt, at, mtTST). Dây cộng sinh tưởng này tạo nên một ranh giới chéo từ 18000 năm đến 6000 năm BP phủ trực tiếp trên bề mặt Đào mòn biển tiến; 3) Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST) được đặc trưng bởi 4 đường bờ cổ và một dãy cộng sinh tướng: sét sườn, bùn cát tiền châu thổ, cát bùn đồng bằng châu thổ. Dây cộng sinh tướng biển cao tạo nên một ranh giới chéo với miền hệ thống trầm tích biển tiến kéo dài từ 5000 năm đến nay.