NGHIÊN CỨU LŨ CỔ TRÊN CƠ SỞ CÁC TÍCH TỤ TRẦM TÍCH TRONG HỒ MÓNG NGỰA TRÊN SÔNG ĐẮK BLA, TÂY NGUYÊ
PDF Download: 0 View: 4

Tóm tắt

Các trận lũ cổ xảy ra trong quá khứ ở các hồ móng ngựa dọc lưu vực sông Đắk Bla được nhận dạng dựa trên kết quả phân tích độ hạt, đặc điểm phân bố độ hạt và tốc độ lắng đọng trầm tích trong hồ. Kết quả phân tích 210Pb trong cột lõi khoan sâu 7 m tại hồ móng ngựa, lưu vực sông Đắk Bla cho thấy 04 lớp trầm tích đặc trưng cho các trận lũ cổ có thành phần trên 50% là cát, còn lại là bột và sét. Các lớp trầm tích này có cấp hạt trung bình thay đổi theo độ sâu như sau: Md = 0,266 mm, mm, 0,210 mm, 0,180 mm và 0,262 mm lần lượt tương ứng với các độ sâu là 15-41 cm, 142-145 cm, 190-407 cm và 419-462 cm. Tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình khoảng 4,02 cm/năm trên tổng độ dày là 7 m, trong đó có 03 giai đoạn có tốc độ lắng đọng lớn hơn gấp từ 9 đến 27 lần tốc độ lắng đọng trầm tích trung bình, tương ứng với các lớp trầm tích lũ xác định được nêu trên cụ thể là tại vị trí OBS1-5 (15-41 cm), OBS1-15 (190-407 cm) và OBS1-17 (419-462 cm). Kết hợp giữa số liệu phân tích độ hạt và tốc độ lắng đọng trầm tích có thể nói lưu vực sông Đắk Bla đã từng xảy ra 04 trận lũ lớn tương ứng với khoảng các năm 1972, 1984, 1996 và 2009. Tần suất của các lần lũ lớn ở khu vực Kon Tum trong vòng 50 năm lại đây dao động bình quân trong khoảng 12 năm/lần.

Đã xuất bản 01-05-2015
Toàn văn
PDF Download: 0 View: 4
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 351 (2015)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa