MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH TẦNG MẶT VÙNG CÒN NỔI, HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH
PDF Download: 1 View: 2

Tóm tắt

Vùng Cồn Nổi nằm ở cửa sông Đáy, thuộc địa phận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một trong những vùng lắng đọng trầm tích điển hình cho quá trình tương tác sông-biển. Ngoài ra, vùng này còn có ý nghĩa quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế biển của địa phương. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy thành phần trầm tích trên bề mặt vùng Cồn Nổi chủ yếu là cát, cát bột, bột cát có lẫn nhiều vảy mica. Quá trình tương tác tổng hợp giữa các yếu tố dòng chảy sông Đáy, sóng, thủy triều và nguồn cung cấp vật liệu trầm tích dẫn đến sườn phía đông nam vùng Cồn Nổi đặc trưng bởi các hạt thô, chịu chế độ xói lở là chủ yếu, trong khi sườn phía tây, tây nam lại tích tụ trầm tích hạt mịn. Cồn Nổi có xu hướng dịch chuyển về phía tây. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy sự thiếu hụt nguồn trầm tích do việc xây đắp các công trình thủy điện ở thượng lưu hệ thống sông Hồng, sông Đà được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự xói lở vùng ven biển phía Tây Bắc Bộ nói chung và vùng Cồn Nổi nói riêng.

Đã xuất bản 01-05-2015
Toàn văn
PDF Download: 1 View: 2
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 351 (2015)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa