ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỊCH CHUYỂN DỜI PHA NỘI SUY TUYẾN TÍNH VÀO XỬ LÝ TÀI LIỆU RADAR XUYÊN ĐẤT ĐỂ XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ VỊ TRÍ DỊ VẬT
PDF Download: 12 View: 17

Tóm tắt

Dịch chuyển dời pha nội suy tuyến tính (Phase Shift Plus Interpolation migration - PSPI migration) là một trong những phương pháp được sử dụng rất phổ biến, không chỉ trong xử lý dữ liệu địa chấn, mà còn trong xử lý tài liệu Radar xuyên đất (GPR). Nhờ vào sự tương ứng trong lý thuyết lan truyền sóng cơ học và sóng điện từ mà các phương pháp dịch chuyển địa chấn có thể được biến đổi phù hợp để áp dụng vào xử lý tài liệu GPR như một công cụ tính vận tốc truyền sóng của môi trường, ước lượng độ sâu, hình dạng và kích thước dị vật. Có hai loại vận tốc thường được dùng trong dịch chuyển: vận tốc căn quân phương (RMS) – dùng trong các loại dịch chuyển F-K, dịch chuyển sai phân hữu hạn, dịch chuyển Kirchhoff, và vận tốc khoảng (interval) được dùng trong dịch chuyển PSPI. Vận tốc RMS là vận tốc trung bình được tính từ vận tốc thực của các phân lớp nằm bên trên điểm khảo sát, trong khi vận tốc khoảng chỉ phản ánh vận tốc của riêng phân lớp chứa điểm khảo sát. Bài viết này sẽ trình bày cách thức áp dụng dịch chuyển PSPI vào xử lý dữ liệu GPR, có kèm theo kết quả xử lý dữ liệu mô hình và dữ liệu thực tế. Bên cạnh đó, việc kết hợp sử dụng hai loại vận tốc RMS và vận tốc khoảng vào các bước xử lý cũng sẽ được đưa ra phân tích để thu được kết quả tốt nhất.

Đã xuất bản 2014-05-10
Toàn văn
PDF Download: 12 View: 17
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 341-345 (2014)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa