Tóm tắt
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả bước đầu luận giải về mối quan hệ giữa mô hình vận tốc sóng P của manti và hoạt tính địa động lực hiện đại thạch quyển Đông Nam Á. Kết quả cho thấy:
1/ Đới hút chìm bao quanh Đông Nam Á có đặc trưng cấu trúc vận tốc sóng P theo dạng “cột” trong manti trên, lớp chuyển tiếp và lớp phân chia thứ nhất: động đất tại các đới ranh giới mảng này có tần suất xuất hiện cao hơn và cấp độ mạnh lớn hơn phần nội mảng.
2/ Đới đứt gãy nội mảng Hải Nam – Natuna có vai trò là ranh giới phân chia manti nội mảng Đông Nam Á làm hai phần rõ rệt: Phần phía Đông có biểu hiện phân lớp ngang rõ nét, trong khi tại phần phía Tây có sự xáo trộn rõ rệt của mô hình vận tốc sóng P theo chiều thẳng đứng và ngang.
3/ Sự xuất hiện các “dòng chảy manti” từ ngoài vào tạo nên sự xáo động mạnh mẽ của manti nội mảng Đông Nam Á.