ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÙNG NƯỚC SÂU BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ LUẬN GIẢI ĐỊA CHẤN
PDF Download: 11 View: 10

Tóm tắt

Khu vực nước sâu Biển Đông thuộc vùng biển đặc quyền kinh tế, do đó nghiên cứu chúng sẽ có ý nghĩa quan trọng về mặt chủ quyền và quy hoạch phát triển kinh tế biển Việt Nam. Đây cũng là một phần cấu thành chính của Biển Đông có đặc điểm cấu trúc - kiến tạo hết sức phức tạp, được hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn hoạt động kiến tạo trong Kainozoi. Vùng nghiên cứu gồm các đới cấu trúc khác nhau với các đặc điểm phân bố, bề dày, thành phần trầm tích, đặc điểm đứt gãy và uốn nếp đặc trưng của khu vực tách giãn biển rìa thụ động. Kết quả phân tích địa chấn khu vực vùng nước sâu cho phép phân ra 10 đới cấu trúc khác nhau. Các đới cấu trúc này được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn kiến tạo lớn: trước tách giãn Creta muộn - Paleocen, đồng tách giãn Eocen(?) - Miocen sớm-giữa và sau tách giãn Miocen muộn - Đệ tứ.

Các thành tạo trầm tích Kainozoi có bề dầy lớn, lắng đọng trong điều kiện môi trường biến đổi đa dạng theo không gian và thời gian. Lịch sử phát triển kiến tạo - trầm tích quyết định đặc điểm hệ thống dầu khí vùng nước sâu. Các tập đồng tách giãn Eocen(?) - Oligocen phân bố trong các cấu trúc địa hào, bán địa hào, lắng đọng trong điều kiện môi trường hồ chiếm ưu thế, thuận lợi phát triển tướng trầm tích hạt mịn giầu vật chất hữu cơ; đây được xem là tầng đá mẹ quan trọng. Các tập Miocen hạ-trung đặc trưng chuyển tiếp từ tướng lục địa sang ưu thế của tướng biển nông, phát triển tướng carbonat thềm, carbonat dạng ám tiêu, có thể là tầng chứa quan trọng. Các trầm tích hạt mịn của tập sau tách giãn Miocen thượng - Pliocen hình thành trong các pha biển tiến, có thể đóng vai trò là tầng chắn có ý nghĩa khu vực.

Đã xuất bản 2010-10-10
Toàn văn
PDF Download: 11 View: 10
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 320 (2010)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa