CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ PHÂN VÙNG KIẾN TẠO KHU VỰC NƯỚC SÂU VÙNG BIỂN VIỆT NAM
PDF Download: 0 View: 0

Tóm tắt

Lịch sử hình thành và tiến hoá Biển Đông đã được nhiều nhà địa chất nước ngoài (Tapponnier và nnk, 1986, 1990; Taylor B., và nnk, 1983; Morley C.K., 2001, 2002; Hall R., 1996, 2002, 2004; Hutchison C.S., 2004; …) và trong nước (Lê Duy Bách, Trần Văn Trị, Bùi Công Quế, Cao Đình Triều, Phan Trường Thị, Nguyễn Biểu, Mai Thanh Tân, Phan Trọng Trịnh, Ngô Thường San, Hồ Đắc Hoài, Nguyễn Giao, Trần Lê Đông) trình bày trong các công trình nghiên cứu khác nhau. Nhìn chung, các quan điểm đều tích hợp vào hai sự kiện địa chất chủ đạo: quá trình va chạm lục địa Ấn Độ và lục địa Âu-Á đã đẩy khối lục địa Âu-Á trượt về phía Đông Nam theo các hệ thống đứt gãy: đứt gãy Ba Chùa (Three Pagoda), đứt gãy Sông Mê Kông (Maeping), đứt gãy kinh tuyến 1090, đứt gãy Sông Hồng, đứt gãy Sông Châu Giang, đứt gãy Sông Dương Tử và quá trình tách giãn Biển Đông cùng với sự tiêu biến phần rìa lục địa Châu Á trong đới hút chìm Borneo - Palawan. Hệ quả của các vận động trôi trượt, hút chìm, va chạm đã tạo nên hàng loạt các bể trầm tích Kainozoi ở Biển Đông theo hai kiểu chính: bể tách giãn (rift basin): Cửu Long, Nam Côn Sơn, Phú Khánh, Tư Chính - Vũng Mây, nhóm bể Trường Sa, Hoàng Sa và bể kéo trượt (pull-apart basin): Sông Hồng, Malay - Thổ Chu.

Kết quả xử lý, minh giải tài liệu địa chấn mới thu nổ trong những năm gần đây, kết hợp với tài liệu từ, trọng lực và địa chất đáy biển, lần đầu tiên đã cho phép vạch định và phân chia các bể trầm tích, đánh giá vai trò hoạt động và phân loại đứt gãy, xác định lịch sử phát triển kiến tạo của các đơn vị cấu tạo khác nhau trong khu vực nghiên cứu làm tiền đề đánh giá tiềm năng và triển vọng khoáng sản ở Biển Đông Việt Nam.

Đã xuất bản 2013-08-01
Toàn văn
PDF Download: 0 View: 0
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 336 - 337 (2013)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa