KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SONAR QUÉT SƯỜN TRONG ĐIỀU TRA ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN BIỂN
PDF Download: 11 View: 12

Tóm tắt

Phương pháp sonar quét sườn sử dụng việc phát các sóng âm với tần số cao (100 – 500 kHz và lớn hơn) và thu nhận sóng âm phản hồi từ bề mặt địa hình đáy biển, các đối tượng nằm trên mặt đáy biển. Thông tin ghi nhận được thể hiện thành hình ảnh bề mặt đáy biển với độ chính xác cao.

Đo vẽ sonar quét sườn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: nghiên cứu đại dương và các vùng nước sâu trong lục địa; nghiên cứu đặc điểm địa hình đáy biển; đặc điểm trầm tích trên đáy biển (thành phần thạch học, kích thước độ hạt,…); xây dựng công trình biển; tìm kiếm các vật thể bị chìm đắm...

Từ năm 2006 đến nay, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản biển đã tiến hành các khảo sát sonar quét sườn bằng thiết bị CM-2 (Hãng C-Max, Anh) trong khuôn khổ các đề án điều tra cơ bản về địa chất và khoáng sản biển ở các tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000 (từ 0-30m nước) và tỷ lệ 1:500.000 (từ 30-100m nước).

Kết quả sau 8 năm áp dụng đã khẳng định tính hiệu quả của phương pháp trong nghiên cứu địa chất khoáng sản biển.

Đã xuất bản 2014-05-10
Toàn văn
PDF Download: 11 View: 12
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 341-345 (2014)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa