ÁP DỤNG QUY LUẬT PHÂN BỐ CÁC GIÁ TRỊ CỰC TRỊ ĐỂ NGHIÊN CỨU TÍNH ĐỊA CHẤN KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
PDF Download: 5 View: 5

Tóm tắt

Phân bố giá trị cực trị tổng quát (GEV) được sử dụng rộng rãi trong việc mô hình hóa và xác định các giá trị cực trị. Trong bài báo này chúng tôi xác định các tham số của hàm GEV cho các trận động đất khu vực Đông Nam Á. Giá trị ngẫu nhiên của Mmax(τ) được mô tả bởi hàm quantile Qq(t) của nó. Hàm này được sử dụng để đánh giá magnitude cực đại (Mmax) cho khu vực ĐNA giai đoạn 1278-2014.

Tính địa chấn khu vực ĐNA giai đoạn này được đặc trưng bởi mức đại diện động đất M = 4,0. Hoạt động động đất tích cực thể hiện qua số lượng động đất tăng mạnh trong hai giai đoạn, 2001-2004 và 2008-2013. Magnitude động đất cực đại biến đổi rõ nét qua các giai đoạn khác nhau thể hiện tính chu kỳ của chế độ hoạt động động đất khu vực này. Giai đoạn hoạt động tích cực nhất của chế độ địa chấn là 2004-2013(Mmax = 8,8). Giai đoạn tiếp sau (2013-2023) được dự báo là giai đoạn ổn định hơn với M max dự báo = 7,95 ±0,1 với xác suất 98 %.

Đã xuất bản 2014-05-10
Toàn văn
PDF Download: 5 View: 5
Ngôn ngữ
Số tạp chí Số 341-345 (2014)
Phân mục Nghiên cứu
DOI
Từ khóa